Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

Giới tính quyết định những ưu tiên khác nhau khi mua sắm (Phần 1)

“Đàn ông mua, phụ nữ sắm” 

Điểm đối lập đầu tiên là khoảng thời gian mà đàn ông và phụ nữ dành cho việc mua sắm. Đối với hầu hết phụ nữ, mua sắm là dạo bộ dọc theo những con phố mua sắm hay trung tâm thương mại với những cửa tiệm hay quầy hàng hấp dẫn, nơi họ có thể thỏa thích ngắm nhìn nhiều bộ trang phục và phụ kiện bắt mắt. Họ thích thú khi lướt qua những bộ bàn ghế với phong cách hiện đại, hoặc xịt thử một mùi nước hoa mới, hay chậm rãi tô thử thỏi son màu lạ. Tóm lại là khi một người phụ nữ đi mua sắm, họ bị hấp dẫn bởi rất nhiều thứ từ thời trang đến nội thất. Đối với họ việc mua sắm như một cuộc dạo chơi mà họ luôn cảm thấy thích thú và muốn tận hưởng.

Nhưng đối với đàn ông thì mua sắm là sứ mệnh. Phần lớn đàn ông không thích mua sắm và họ thường chỉ ghé vào một đến hai cửa hàng. Và sự thật, các siêu thị hay trung tâm thương mại luôn là một điểm đến yêu thích của cánh mày râu bởi họ có thể tìm thấy tất cả mọi thứ họ cần chỉ trong cùng một nơi. Vì thế, họ thích việc mua sắm thật nhanh và gọn ghẽ. Họ đến cửa hàng để mua những thứ đã dự định sẵn trong đầu kể từ trước khi ra khỏi nhà. Và sau khi nhận hàng, họ sẽ “bay” khỏi đó càng nhanh càng tốt mà không ngắm nghía bất kỳ thứ nào khác. Theo giáo sư tiếp thị Wharton, Stephen J. Hoch, thì hành vi mua sắm phản ánh sự khác biệt giới tính: “Phụ nữ nghĩ mua sắm là vấn đề cá nhân, là thời trang của nhân loại. Còn đàn ông thì coi mua sắm là công cụ, là việc cần hoàn thành”.

 
Giáo sư Daniel Kruger – một nhà nghiên cứu của Đại học Michigan (Mỹ) – cho rằng thói quen mua sắm của phụ nữ hiện đại chẳng khác gì công việc hái lượm thức ăn của tổ tiên loài người từ thuở xa xưa. Phụ nữ thời nguyên thủy dành nhiều thời gian cho việc tìm kiếm thức ăn có chất lượng tốt nhất. Do đó phái đẹp ngày nay chẳng hề cảm thấy sốt ruột khi lang thang trong các cửa hàng nhiều giờ để tìm kiếm trang phục, quà tặng hay một vật nào đó. Bản năng mà tổ tiên để lại thôi thúc họ tìm kiếm thứ có chất lượng tốt nhất hoặc vừa ý nhất mà không cần quan tâm tới thời gian.

Price giải thích: “Ngay cả trong thời buổi hiện đại, khi trách nhiệm xã hội của họ tăng, thì bản năng của phụ nữ vẫn là kiên trì quan tâm, chăm sóc”. Vậy nên, họ luôn chú ý mua sắm một cách chi tiết. Mặt khác, sau nhiều thế hệ phó mặc cho phụ nữ việc mua sắm cho cả gia đình, thì hứng thú shopping của đàn ông đã bị hao mòn nhiều.

Một thực tế thú vị hơn, ắt hẳn bạn sẽ dễ dàng bắt gặp các ghế ngồi được sắp xếp tại những vị trí tốt trong các cửa hàng bán lẻ lớn. Lúc đầu, bạn có thể nghĩ rằng các ghế ngồi này là để dành cho người già nghỉ ngơi hoặc là để giữ tạm những thứ mua sắm? Tuy nhiên, sự có mặt của chúng thực sự là dành cho nam giới … bởi vì người đàn ông cần một nơi nào đó để ngồi bình tĩnh, thư giãn và chờ đợi người phụ nữ của họ. Đó là lý do vì sao, bạn thường nhìn thấy những người đàn ông ngồi trên ghế đợi hơn là những người phụ nữ.

Điểm khác biệt thứ hai là cách đàn ông và phụ nữ thể hiện khi mua sắm. Phụ nữ thích đi mua sắm với bạn gái hơn là chồng họ. Họ quan tâm đến từng chi tiết nhỏ nhặt nhất như màu sắc, kích thước, giá cả, chất lượng và cả việc món đồ mà họ đang cân nhắc sẽ trông như thế nào khi họ sử dụng. Họ muốn thử mỗi màu và họ thích và muốn nhận được ý kiến của các bạn gái của mình. Họ dành rất nhiều thời gian cố gắng để kiểm tra kích thước. Họ rất thụ động trong việc mua sắm. Họ không có thể lựa chọn một cách nhanh chóng, họ cần phải nhận được sự hài lòng của bạn bè của họ. Và người phụ nữ yêu việc thương lượng giá cả với người bán hàng.

 
Nhưng với phái mạnh, đó lại là một câu chuyện khác. Đàn ông thường không đi mua sắm cùng nhau. Như chúng ta đã biết, việc mua sắm chỉ giống như một nhiệm vụ mà họ phải thực thi, họ muốn kết thúc quá trình này bận rộn này càng sớm càng tốt. Họ không muốn có quá nhiều ý kiến của bạn bè vì điều này kéo dài thời gian mua sắm. Do đó, họ thích mua sắm một mình. Họ không quan tâm nhiều  vào việc so sánh giá, họ không mặc cả nhiều với những người bán hàng. Họ không có vấn đề nhiều với việc so sánh màu sắc. Hầu hết quý ông chỉ chú ý đến những hỗ trợ thiết thực như: bãi đỗ xe của khu mua sắm có đủ rộng? Cái áo mình cần mua có còn hàng? Thời gian thanh toán có nhanh? Một nghiên cứu cho thấy rằng đàn ông dễ dàng bị thuyết phục hơn và 30% quyết định mua sắm của đàn ông phụ thuộc vào sự tư vấn của những người bán hàng.

 
Một phát hiện thú vị nữa là chị em thường thích mang theo con mỗi khi mua sắm nhưng đàn ông lại hiếm khi mua sắm cùng con. Khi chọn thức ăn, phụ nữ nguyên thủy phải đánh giá màu sắc, mùi vị và nhiều yếu tố khác để đảm bảo rằng thứ mà họ chọn không có chất độc. “Nếu họ mắc sai lầm thì cả gia đình có thể chết”, Kruger nhận xét với Daily Mail. Theo Kruger, nghiên cứu của ông có thể giúp chúng ta lý giải hiện tượng các cặp nam nữ thường xung khắc với nhau nếu cùng tới chợ. Nguy cơ xung đột sẽ giảm xuống nếu ai cũng hiểu đàn ông và đàn bà có cách lựa chọn hàng hóa khác nhau.

Điểm khác biệt thứ 3 mà ta có thể đề cập đến chính là số tiền mà hai phái này sử dụng khi đi mua sắm. Chẳng hạn, khi phụ nữ mua sắm trong cùng một nhóm, họ có thể xài rất nhiều tiền cho cùng một nhiều thứ khác nhau. Vì lý do này, phái nữ biết rằng nếu họ đi mua sắm cùng nhau, họ sẵn sàng dành cả ngày để tận hưởng việc này. Ngược lại, đàn ông sẽ chi tiêu ít hoặc thậm chí là không mua gì khi họ sẽ đi ra ngoài cùng nhau để mua sắm. Cuối cùng, khi người đàn ông và phụ nữ đi mua sắm một mình, họ có khuynh hướng chi tiền nhiều bởi sẽ không có ai ngăn cản những gì họ định mua.

Ngoài ra, những cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng phụ nữ ít vào Internet hơn nhưng lại mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Ngược lại phái nam thường mua nhiều hơn trong các cuộc đấu giá và tại những cửa hàng trực tuyến ở nước ngoài. Thích đi mua sắm ảo nhất là phụ nữ có thu nhập cao, đặc biệt du lịch, đồng hồ, nữ trang và thời trang là những thứ được thích nhất. Trong khi giá cả thuận lợi là quan trọng cho nam giới thì phụ nữ quan tâm đến chất lượng món hàng và phục vụ khách hàng nhiều hơn (còn tiếp).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét